Code Monkey home page Code Monkey logo

linux-newbies-guide's Introduction

Hướng dẫn cài đặt cơ bản cho người mới dùng linux

Mục lục

Các lệnh cơ bản

Kiểm tra phiên bản của distro

Linux:

cat /etc/os-release

Fedora:

echo $(rpm -E %fedora)
# Output:
# 36

Kiểm tra Display Server

Kiểm tra là Wayland hay Xorg:

echo $XDG_SESSION_TYPE
# Output:
# wayland

Để biết thêm sự khác biệt giữa Wayland và Xorg thì hãy xem tại đây.

Kiểm tra các gói đã cài đặt

Debian/Ubuntu:

sudo apt list
# or
# sudo apt list | grep <package name>

Fedora/RHEL/AlmaLinux:

sudo dnf list installed
# or
# sudo dnf list
# sudo dnf list installed | grep <package name>

Thao tác với kernel

Làm quen với kernel

Xem kernel hiện tại:

uname -r

Xem thời gian cài đặt kernel hiện tại:

uname -v

Xem danh sách các kernel:

dnf list kernel

Xem toàn bộ thông tin về kernel:

dnf info kernel
# dnf list kernel

Phiên bản kernel có cấu trúc:

<major_version>-<minor_version>-<release>.<architecture>
hoặc 
<major_version>-<release>.<architecture>
Ví dụ: 5.17.5-300.fc36.x86_64

Tại dòng Available Packages ta có thể xem các kernel phiên bản mới chưa được cài đặt.

Hoặc cũng có thể nhìn vào màu sắc của terminal để xác định. Nhìn màu sắc của kernel ta có thể thấy được kernel phiên bản 5.19.4 là phiên bản mới chưa được cài đặt vào máy.

Cập nhật kernel

*** Cảnh báo: Sử dụng DNF để cài đặt các kernel bất cứ khi nào có thể. Khi có thể, hãy sử dụng trình quản lý gói DNF hoặc PackageKit để cài đặt kernel mới bởi vì nó luôn cài đặt một kernel mới thay vì thay thế phiên bản hiện tại, điều này có thể tránh việc hệ thống của bạn không thể khởi động.

*** Hãy giữ lại kernel phiên bản cũ khi thực hiện nâng cấp kernel. Chúng tôi đặc biệt đề xuất điều này trong trường hợp có nhiều lỗi với kernel mới.

Để cập nhật kernel mới nhất, hãy chạy câu lệnh DNF dưới đây, nó tự động cài đặt phiên bản kernel mới phù hợp nhất với hệ thống của bạn.

sudo dnf install kernel --best

Nếu muốn cài đặt một kernel cụ thể thì dùng lệnh sau:

# sudo dnf install kernel-<major_version>-<minor_version>-<release>.<architecture>
# hoặc
# sudo dnf install kernel-<major_version>-<release>.<architecture>

# Ví dụ: 
sudo dnf install kernel-5.19.4-200.fc36.x86_64

Để các thay đổi có hiệu lực, khởi động lại hệ thống. Nếu không, hệ thống của bạn vẫn sẽ chạy trên kernel cũ.

reboot

Chọn kernel làm mặc định

Nếu có nhiều phiên bản của kernel được cài đặt thì sẽ có một kernel được chọn làm kernel mặc định khi khởi động máy tính. Ta cũng có thể chọn một phiên bản khác để làm kernel mặc định.

Câu lệnh grubby là một công cụ được sử dụng để cấu hình bootloader. Tuy nhiên, câu lệnh grubby cũng có thể được sử dụng để hiển thị thông tin của phiên bản kernel.

Chạy câu lệnh grubby dưới đây để in ra vị trí lưu và phiên bản của kernel mặc định khi boot.

sudo grubby --default-kernel

Tiếp theo, câu lệnh bên dưới sẽ liệt kê tất cả các kernel đã cài đặt, nó cũng in ra tất cả các thành phần của GRUB của tất các các kernel đó.

sudo grubby --info=ALL

Để cài đặt phiên bản kernel như kernel mặc định, ta lấy vị trí của kernel các bước trước và áp dụng vào câu lệnh bên dưới. Ví dụ, tôi chuyển /boot/vmlinuz-5.17.5-300.fc36.x86_64 thành phiên bản kernel mặc định thay vì boot/vmlinuz-5.18.19-200.fc36.x86_64.

sudo grubby --set-default <kernel>
# sudo grubby --set-default /boot/vmlinuz-5.17.5-300.fc36.x86_64

Khởi động lại hệ thống để các thay đổi được áp dụng.

reboot

Việc cập nhật kernel không còn là một tác vụ khó khăn nữa.

Xóa kernel

Để xóa toàn bộ kernel, hãy dùng câu lệnh bên dưới:

sudo dnf remove $(rpm -qa | grep ^kernel | grep <kernel-version>)
# xóa phiên bản kernel 5.18.xxx
# sudo dnf remove $(rpm -qa | grep ^kernel | grep 5.18)

Sau đó khởi động lại để áp dụng thay đổi và kiểm tra xem menu boot đã xóa phiên bản kernel đó hay chưa.

reboot

Nếu chưa, hãy thử rebuilding grub menu:

sudo mkconfig-grub2 -o /boot/efi/EFI/fedora/grub.cfg

(Câu lệnh trên giả định rằng bạn đang chạy trên hệ thống UEFI).

Cửa hàng ứng dụng gói Flathub và Snap Store

Flathub và Snap Store là hai trang web phát triển xung quanh hai định dạng gói phổ quát riêng biệt dành cho Linux: Flakpak và snap.

Ý tưởng đằng sau cả hai định dạng gói này là chúng cung cấp cách phân phối ứng dụng trên Linux, hoạt động bất kể bạn sử dụng bản phân phối nào. Các định dạng này cũng cung cấp những cải tiến bảo mật. Cả hai đều có thể cách ly các ứng dụng với nhau, để một phần mềm không thể truy cập vào các hình ảnh hoặc mật khẩu mà bạn đã mở ở nơi khác trên desktop.

Flatpak được tích hợp rất nhiều vào môi trường desktop GNOME, nhưng nó vẫn hoạt động với những môi trường khác. Nhiều bản phân phối Linux đã coi Flatpak là định dạng gói phổ biến ưa thích. Flatpak là một dự án cộng đồng, mặc dù các công ty tư nhân Red Hat và Endless đã tài trợ phần lớn cho sự phát triển của công cụ này.

Snap là một định dạng file đến từ Canonical, công ty tạo ra phân phối Linux Ubuntu. Không giống như Flatpak, snap ban đầu được dành cho các máy chủ. Mặc dù snap hoạt động trên rất nhiều bản phân phối Linux khác nhau, nhưng chúng lại cực kỳ phù hợp với Ubuntu. Tất nhiên, với số lượng người sử dụng Ubuntu lớn hơn rất nhiều so với các bản phân phối khác, Snap Store không hề thiếu các ứng dụng.

Xem chi tiết tại đây.

Sửa lỗi headphone microphone

Khi cắm tai nghe có microphone vào máy, linux có thể không nhận dạng được microphone. Để sữa lỗi này ta làm theo các bước bên dưới.

Chạy câu lệnh:

hdajackretask

Chọn như hình:

Chọn Apply Now, nhập password.

Nếu lỗi thì chọn Install boot override sau đó khởi động lại máy.

Tiếp theo chạy lệnh cli alsamixer.

Chọn như hình:

Chỉnh như hình:

Nhấn nút M hoặc , hoặc . để chuyển từ MM -> 00

Nhấn Esc để thoát.

Nếu cách này không thành công thì ta tiếp tục thử chạy câu lệnh bên dưới:

the issue is most likely in wireplumber not pipewire itself. People have been switching that for pipewire-media-server instead in the short term:

dnf swap wireplumber pipewire-media-session

Xong!

Tham khảo: https://www.reddit.com/r/Fedora/comments/qzaofq/headset_mic_not_working/

https://www.youtube.com/watch?v=yx33W-c4Cmg

https://teddit.net/r/Fedora/comments/qmtl59/no_sound_audio_after_upgrade_to_fedora_35/

Cài đặt zsh

Zsh is a shell designed for interactive use, although it is also a powerful scripting language. Many of the useful features of bash, ksh, and tcsh were incorporated into zsh; many original features were added.

Debian/Ubuntu:

sudo apt-get install zsh -y

Fedora/RHEL/Almalinux:

sudo dnf install zsh -y

Kiểm tra xem đã cài đặt thành công chưa:

$ which zsh

/usr/bin/zsh

Mở file .bashrc, thêm exec zsh vào đầu file.

Cài đặt oh-my-zsh

Oh-my-zsh hiểu đơn giản là một framework giúp bạn quản lý các thiết lập của zsh một cách dễ dàng. oh-my-zsh hiện đang cung cấp hơn 200 plugins và hơn 140 themes được phát triển từ cộng đồng.

sudo curl -L http://install.ohmyz.sh | sh

Cài đặt zsh autosuggestions

Cài đặt plugin zsh-autosuggestions, giúp tự động suggetions các lệnh mà mình đã dùng:

git clone https://github.com/zsh-users/zsh-autosuggestions.git ~/.oh-my-zsh/custom/plugins/zsh-autosuggestions

Mở file .zshrc:

nano ~/.zshrc

Sửa dòng plugins=(git) thành plugins=(git zsh-autosuggestions).

*** Nếu autosuggestions plugin không hoạt động thì thêm câu lệnh này vào cuối file .zshrc

# ...
# Example aliases
# alias zshconfig="mate ~/.zshrc"
# alias ohmyzsh="mate ~/.oh-my-zsh"

source ~/.oh-my-zsh/custom/plugins/zsh-autosuggestions/zsh-autosuggestions.zsh

Tham khảo: https://viblo.asia/p/cach-cai-dat-zsh-va-zsh-autosuggestions-tren-ubuntu-LzD5ddDO5jY

Theme Power10k cho zsh shell

Powerlevel10k là theme cho Zsh. Nó nhấn mạnh vào tốc độ, tính linh hoạttrải nghiệm vượt trội.

Cài font MesloLGS NF.

Cài đặt vào oh-my-zsh:

git clone --depth=1 https://github.com/romkatv/powerlevel10k.git ${ZSH_CUSTOM:-$HOME/.oh-my-zsh/custom}/themes/powerlevel10k

Mở file ~/.zshrc, sửa dòng ZSH_THEME="robbyrussell" thành ZSH_THEME="powerlevel10k/powerlevel10k".

Lưu file, mở terminal để cài đặt themes. File cấu hình được lưu ở ~/.p10k.zsh.

Nếu muốn thay đổi tùy chọn của theme thì gõ lệnh p10k configure.

Chỉnh lại font của terminal là MesloLGS NF.

Xong rồi. Tận hưởng thôi!

Dưới đây là giao diện của mình đã tùy chỉnh.

Tham khảo: https://github.com/romkatv/powerlevel10k#configuration

Cài đặt bộ gõ tiếng Việt

Ubuntu

sudo add-apt-repository ppa:bamboo-engine/ibus-bamboo
sudo apt-get update
sudo apt-get install ibus ibus-bamboo --install-recommends
ibus restart
# Đặt ibus-bamboo làm bộ gõ mặc định
env DCONF_PROFILE=ibus dconf write /desktop/ibus/general/preload-engines "['BambooUs', 'Bamboo']" && gsettings set org.gnome.desktop.input-sources sources "[('xkb', 'us'), ('ibus', 'Bamboo')]"

Cài đặt từ mã nguồn

Cài đặt các gói phụ thuộc:

  • make
  • golang
  • libgtk-3-dev
  • libx11-dev
  • libxtst-dev
# Debian/Ubuntu:
sudo apt-get install make golang libx11-dev libxtst-dev libgtk-3-dev

# Fedora, CentOS,...
sudo yum install make go libX11-devel libXtst-devel gtk3-devel

# openSUSE Tumbleweed
sudo zypper install make go libX11-devel libXtst-devel gtk3-devel

Tải bamboo repository xuống:

wget https://github.com/BambooEngine/ibus-bamboo/archive/master.zip -O ibus-bamboo.zip
unzip ibus-bamboo.zip

# hoặc clone từ github:
git clone https://github.com/BambooEngine/ibus-bamboo.git

Build và cài đặt:

cd ibus-bamboo
sudo make install

# Restart ibus
ibus restart

Gỡ cài đặt

sudo make uninstall
ibus restart

Nguồn: https://github.com/BambooEngine/ibus-bamboo/wiki/H%C6%B0%E1%BB%9Bng-d%E1%BA%ABn-c%C3%A0i-%C4%91%E1%BA%B7t-t%E1%BB%AB-m%C3%A3-ngu%E1%BB%93n

Cài đặt neofetch

Neofetch được mô tả là "công cụ kiểm tra thông tin hệ thống dưới dạng dòng lệnh, được viết bằng bash 3.2+" và dễ sử dụng hơn trên các bản phân phối Linux, nhưng cũng có thể được sử dụng trên macOS và Windows sau khi cài đặt một số thành phần bổ sung.

Debian/Ubuntu:

sudo apt update
sudo apt install neofetch

Fedora/RHEL:

sudo dnf makecache --refresh
#sudo yum install epel-release
sudo dnf -y install neofetch

Cài đặt bashtop

Các công cụ giám sát rất quan trọng và mọi quản trị viên hệ thống đều biết điều đó. Với sự trợ giúp của các ứng dụng giám sát tài nguyên, chúng ta có thể liên tục quan sát tình trạng tài nguyên của hệ thống khi một tác vụ đang chạy.

Tác giả của bộ đôi công cụ giám sát này đã phát triển Bashtop trước và sau đó tạo ra cổng Python của Bashtop và đặt tên là Bpytop. Chúng không có nhiều sự khác biệt. Cả hai tiện ích đều phục vụ cùng một mục đích và có cùng một bộ tính năng. Sự khác biệt duy nhất là cả hai đều được viết bằng các ngôn ngữ lập trình khác nhau. Bashtop được viết bằng Bash và Bpytop được viết bằng Python. Bashtop và Bpytop hỗ trợ GNU / Linux, Mac OS và FreeBSD.

Nhà phát triển tuyên bố Bpytop nhanh hơn Bashtop và Bpytop có nhiều tính năng hơn và đề xuất chúng tôi sử dụng Bpytop thay vì Bashtop. Tuy nhiên đó là sự lựa chọn cá nhân của bạn. Bạn có thể thử cả hai và chọn loại phù hợp với mình.

Bài này sẽ hướng dẫn cài đặt bashtop nhé.

git clone https://github.com/aristocratos/bashtop.git
cd bashtop
sudo make install 

Sau khi cài đặt xong thì gọi câu lệnh bên dưới để chạy:

bashtop

Tham khảo: https://github.com/aristocratos/bashtop#manual-installation-linux-osx-and-freebsd

Terminal

Terminator

Terminator là một trình giả lập thiết bị đầu cuối dành cho các hệ thống giống như Linux và Unix, cho phép người dùng tạo nhiều thiết bị đầu cuối trong một cửa sổ duy nhất và sắp xếp chúng thành lưới. Mỗi cửa sổ đầu cuối có thể được thay đổi kích thước tùy theo nhu cầu. Terminator dựa trên Gnome và được viết bằng ngôn ngữ Python.

Debian/Ubuntu

sudo apt-get install terminator

Nếu cài đặt không thành công, bạn có thể cần thêm kho lưu trữ PPA và phiên bản Ubuntu mới hơn mà bạn không phải chạy lệnh update.

sudo add-apt-repository ppa:gnome-terminator
sudo apt-get update
sudo apt-get install terminator

Fedora/RHEL

sudo dnf makecache --refresh
sudo dnf install terminator

Tắt Show titlebar: Chuột phải vào màn hình terminator -> Preferences -> Profiles -> General -> bỏ chọn Show titlebar.

Để gỡ cài đặt terminator, dùng câu lệnh:

sudo dnf remove terminator; sudo dnf autoremove terminator;sudo dnf clean packages;

Tập tin cấu hình của terminator nằm ở địa chỉ: /home/<your-user-name>/.config/terminator/config. Để xóa sạch hoàn toàn terminator, ta sẽ xóa luôn thư mục này.

rm -rfvI /home/your_user_name/.config/terminator

Terminology

Là terminal có thể xem ảnh và video ngay bên trong.

Fedora/RHEL:

sudo dnf makecache --refresh
sudo dnf -y install terminology

Cài đặt phím tắt

Vào Settings -> Keyboard -> Keyboard Shortcuts -> View and Customize Shortcuts -> Custome Shortcut.

Phím tắt mở Terminal mới

Phím tắt đến Desktop

Cài thư viện wmctrl:

Fedora/RHEL:

sudo dnf -y install wmctrl

Debian/Ubuntu:

sudo apt-get update
sudo apt-get install wmctrl

Câu lệnh:

wmctrl -k on

Tham khảo:

https://www.redhat.com/sysadmin/linux-terminal-window https://askubuntu.com/questions/97219/how-to-show-desktop-from-command-line

Gnome extention

https://extensions.gnome.org/

Extention thường dùng:

GNOME Tweaks

GNOME Tweaks là một ứng dụng nhỏ tuyệt vời cung cấp cho bạn quyền truy cập vào các tùy chọn bổ sung để sửa đổi trải nghiệm GNOME của bạn. Điều này bao gồm mọi thứ từ tiện ích mở rộng, đến thay đổi chủ đề và điều chỉnh cài đặt nguồn.

sudo dnf makecache --refresh
sudo dnf install -y gnome-tweaks 

Mở Gnome tweaks bằng câu lệnh bên dưới:

gnome-tweaks

Themes

Copy thư mục chứa theme vào /usr/share/themes/ hoặc $HOME/.themes.

Ví dụ:

  • Tải theme Otis:
git clone https://github.com/EliverLara/Otis.git
  • Sao chép theme Otis vào nơi cài đặt:
sudo cp -r Otis /usr/share/themes/Otis
  • Để sử dụng theme Otis trên Gnome, thì chạy câu lệnh trong Terminal:
gsettings set org.gnome.desktop.interface gtk-theme "Otis"
gsettings set org.gnome.desktop.wm.preferences theme "Otis"

Hoặc chỉnh qua công cụ Gnome Tweaks.

Icons

Copy thư mục chứa icon vào /usr/share/icons/

Chỉnh qua công cụ Gnome Tweaks.

Fonts

Copy các font vừa tải vào thư mục Home/.local/share/fonts.

Cấu hình Font theo hình bên dưới:

Các ứng dụng thu âm

Gnome Sound Recorder

Cài đặt:

sudo dnf install -y gnome-sound-recorder

Chạy:

gnome-sound-recorder

Audio Recorder

*** Đang bị lỗi, chưa cài thành công.

Audio Recorder là một trình ghi âm tuyệt vời trên hệ điều hành Linux có tất cả các loại tùy chọn để hoạt động như một nguồn âm thanh. Ví dụ, bạn có thể sử dụng micrô, webcam và thậm chí cả Skype. Thời gian có thể được đặt cho bản ghi âm của bạn để bạn kiểm soát môi trường làm việc. Nó hỗ trợ các định dạng MP3, FLAC, OGG, WAV và SPX.

Sửa lỗi : configure: error: Package requirements (gstreamer-1.0 >= 1.4) were not met.

sudo dnf install -y gstreamer1-devel gstreamer1-plugins-base-tools gstreamer1-doc gstreamer1-plugins-base-devel gstreamer1-plugins-good gstreamer1-plugins-good-extras gstreamer1-plugins-ugly gstreamer1-plugins-bad-free gstreamer1-plugins-bad-free-devel gstreamer1-plugins-bad-free-extras

Tham khảo tại đây

Lỗi: Package requirements (appindicator3-0.1 >= 0.3) were not met: - chưa sửa được.

sudo dnf install -y libindicator-devel 
libindicator-gtk3-devel
libindicator-gtk3-tools
sudo dnf makecache --refresh
# sudo dnf -y install gstreamer1

Audacity

Audacity là một phần mềm tự do, trình sửa nhạc số đa nền tảng và ứng dụng ghi âm. Nó có thể hoạt động trên Windows, Mac OS X, Linux và BSD. Audacity được tạo ra bởi Dominic Mazzoni khi anh đang là nghiên cứu sinh tại Đại học Carnegie Mellon, bang Pennsylvania, Hoa Kỳ.

Ardour

Ardor là một giải pháp mã nguồn mở tại chỗ giúp các doanh nghiệp tải lên, ghi và chỉnh sửa các đoạn âm thanh trên các thiết bị Linux, MacOS và Windows. Người chỉnh sửa có thể trích xuất nhạc phim từ video đã nhập, thêm khung trống và định tuyến các bản nhạc đa kênh đến các dải trộn riêng biệt.

Cài đặt NVIDIA Drivers cho các RedHat distro

Kiểm tra GPUs và Drivers đã dùng

Bạn có thể kiểm tra liệu rằng máy vi tính của bạn đã cài GPU NVIDIA hay chưa với câu lệnh sau:

lspci -k | grep -A 2 -E "(VGA|3D)"
# hoặc
lspci | egrep 'VGA|NVIDIA'

Kiểm tra card nvidia:

lsmod | grep nvidia

Theo mặc định, Fedora 36 sẽ sử dụng drivers Nouveau mã nguồn mở nếu bạn đã cài đặt GPU NVIDIA trên máy tính của mình, như bạn có thể thấy trong ảnh chụp màn hình bên dưới.

Hầu hết các hệ thống Máy tính để bàn Linux hiện đại như AlmaLinux đều có trình điều khiển NVIDIA được cài đặt sẵn trong trình điều khiển thiết bị đồ họa nguồn mở Nouveau dành cho cạc video Nvidia. Đối với hầu hết các phần, điều này có thể chấp nhận được; tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng hệ thống Linux của mình để thiết kế đồ họa hoặc chơi game, bạn có thể nhận được trình điều khiển tốt hơn.

Về mặt lịch sử, các driver độc quyền của Nouveau chậm hơn của Nvidia, vốn thiếu các tính năng phần cứng, công nghệ phần mềm và hỗ trợ mới nhất của cạc đồ họa. Trong hầu hết các tình huống, việc nâng cấp drivers Nvidia của bạn với các phiên bản driver phù hợp sẽ có lợi hơn là không nâng cấp. Trong một số trường hợp, bạn có thể thấy một số cải tiến đáng kể về tổng thể.

lsmod | grep nouveau

Cập nhật hệ thống

Đầu tiên, cập nhật kho lưu trữ gói DNF cache với câu lệnh bên dưới:

sudo dnf upgrade --refresh -y

Nếu có bất kỳ bản cập nhật nào cần được cài đặt, trình quản lý gói DNF sẽ hiển thị cho bạn bản tóm tắt về bản nâng cấp, như được hiển thị trong ảnh chụp màn hình bên dưới. Nếu không, nó sẽ cho bạn biết rằng hệ thống của bạn đã được cập nhật.

Trình quản lý gói DNF sẽ tải xuống tất cả các bản cập nhật được yêu cầu từ internet. Có thể mất một lúc để hoàn thành.

Cài đặt EPEL

Nếu không phải Fedora thì cài thêm EPEL - Extra Packages for Enterprise Linux.

Trước tiên, bật CRB repository.

sudo dnf config-manager --set-enabled crb

Tiếp theo, cài đặt EPEL thông qua dnf.

dnf install epel-release epel-next-release

Tùy chọn - Xóa EPEL

Tìm EPEL package và tiến hành xoá gói EPEL nếu cài đặt thông qua rpm.

rpm -qa | grep epel
# epel-release-6-8.noarch

Xoá gói package bằng command rpm -e.

# rpm -e epel-release-6-8.noarch

Cài đặt kho lưu trữ tổng hợp RPM Fusion

Theo mặc định, giống như hầu hết các bản phân phối Linux, Fedora không đi kèm với các trình điều khiển độc quyền của NVIDIA. Phương pháp tốt nhất để cài đặt những thứ này trên Fedora 36 là sử dụng kho lưu trữ tổng hợp RPM.

RPM Fusion là một kho chứa các gói tiện ích bổ sung cho Fedora và EL + EPEL mà một nhóm tình nguyện viên cộng đồng duy trì. RPM Fusion không phải là một kho lưu trữ độc lập mà là một phần mở rộng của các gói mặc định của Fedora không thể được đưa vào do Fedora bị ràng buộc bởi các hạn chế pháp lý giống như Red Hat.

Đầu tiên, mở terminal của bạn và thêm các kho lưu trữ sau:

  • Thêm RPM Fusion Free repository:
sudo dnf install -y https://download1.rpmfusion.org/free/fedora/rpmfusion-free-release-$(rpm -E %fedora).noarch.rpm
  • Thêm RPM Fusion Non-Free repository:
sudo dnf install -y https://download1.rpmfusion.org/nonfree/fedora/rpmfusion-nonfree-release-$(rpm -E %fedora).noarch.rpm

Sau khi cài đặt, làm mới danh sách kho lưu trữ:

sudo dnf makecache

Tùy chọn thêm

RPM Fusion có một nhánh thử nghiệm chứa hầu hết các gói chuỗi trình điều khiển NVIDIA phát hành mới hoặc các gói beta. Điều này có thể hữu ích cho những người muốn cài đặt trình điều khiển NVIDIA hiện đại.

Tham khảo tại đây

Cài đặt NVIDIA Drivers

Bây giờ bạn đã nhập kho lưu trữ RPM Fusion, hãy thực thi lệnh sau để cài đặt trình điều khiển Nvidia mới nhất trên hệ thống của bạn.

sudo dnf install -y akmod-nvidia

Tiếp theo, cài đặt drivers hỗ trợ CUDA. Bạn có thể không cần điều này, nhưng đôi khi nếu sự cố vẫn tiếp diễn, việc cài đặt hỗ trợ CUDA có thể giải quyết vấn đề.

sudo dnf install -y xorg-x11-drv-nvidia-cuda

Lưu ý rằng lệnh NVIDIA-SMI chỉ có thể sử dụng được với sự hỗ trợ của Cuda.

Khi mọi thứ đã được cài đặt, bạn phải khởi động lại hệ thống của mình. Theo mặc định, điều này cũng sẽ tự động tắt trình điều khiển Nouveau.

reboot

Xác minh cài đặt NVIDIA Drivers

Khi bạn đã quay lại, xem NVIDIA X Server Settings bằng cách sử dụng đường dẫn sau.

Activities > Show Applications > NVIDIA X Server

Ngoài ra, nếu bạn đã mở một terminal, hãy sử dụng lệnh sau.

nvidia-settings

Hoặc cũng có thể, sau khi khởi động lại hệ thống, bạn có thể tìm thấy ứng dụng NVIDIA X Server Settings ở trong Application Menu. Nhấn vào biểu tượng NVIDIA X Server Settings như màn hình bên dưới. Ví dụ nếu cài đặt thành công:

Những hệ thống đã cài đặt Cuda support có thể chạy câu lệnh bên dưới.

nvidia-smi

Lệnh nvidia-smi chỉ có thể sử dụng được với sự hỗ trợ của Cuda. Câu lệnh này cũng có thể kiểm tra phiên bản của Drivers.

Các trình điều khiển NVIDIA độc quyền được sử dụng, như bạn có thể thấy trong ảnh chụp màn hình bên dưới.

lsmod | grep nvidia

Drivers Nouveau đã không còn được sử dụng.

lsmod | grep nouveau

Cập nhật Nvidia Drivers

Tất cả các bản cập nhật trong tương lai sẽ nằm trong quy trình lệnh dnf refresh tiêu chuẩn và điều này sẽ kiểm tra kho lưu trữ RPM Fusion để biết các bản cập nhật của các driver và các gói phần mềm còn lại của bạn.

sudo dnf upgrade --refresh

Cách xóa Nvidia Drivers và RollBack

Nếu bạn không muốn tiếp tục sử dụng trình điều khiển chính thức của Nvidia, hãy sử dụng lệnh sau:

sudo dnf -y autoremove akmod-nvidia xorg-x11-drv-nvidia-cuda

Thao tác này sẽ xóa tất cả các phần phụ thuộc đã cài đặt. Sau khi xóa, bạn phải khởi động lại.

reboot

Trong quá trình khởi động lại, quá trình này sẽ kích hoạt lại các driver Nouveau. Bạn sẽ thấy một thông báo cho biết không tìm thấy trình điều khiển Nvidia đang bật lại trình điều khiển Nouveau, giúp bạn dễ dàng chuyển đổi qua lại nếu cần.

NVIDIA kernel module missing. Falling back to nouveau.

Chuyển đổi cạc đồ họa NVIDIA và Intel/AMD

Cài đặt Envy Control

EnvyControl là một chương trình nhằm cung cấp một cách dễ dàng để chuyển đổi chế độ GPU trên hệ thống Nvidia Optimus (ví dụ như máy tính xách tay có cấu hình Intel + Nvidia hoặc AMD + Nvidia) trong hệ điều hành Linux.

EnvyControl có thể hoạt động trên bất kỳ bản phân phối nào của Linux, hãy xem các bản phân phối đã thử nghiệm.

Mở terminal, tải repository Envy Control:

git clone https://github.com/geminis3/envycontrol.git

Cài đặt thư viện pip:

sudo dnf install -y python3-pip

Để áp dụng trên toàn bộ hệ thống, vào thư mục vừa tải và cài đặt gói thông qua pip:

cd envycontrol
sudo pip3 install .

Cách dùng:

usage: envycontrol.py [-h] [-v] [-s MODE] [-q] [--dm DISPLAY_MANAGER] [--reset_sddm]

options:
  -h, --help            show this help message and exit
  -v, --version         show this program's version number and exit
  -s MODE, --switch MODE
                        switch the graphics mode, supported modes: integrated, hybrid, nvidia
  -q, --query           query the current graphics mode set by EnvyControl
  --dm DISPLAY_MANAGER  Manually specify your Display Manager. This is required only for systems without systemd. Supported DMs: gdm, sddm, lightdm
  --reset_sddm          restore original SDDM Xsetup file

Ví dụ:

Xem chế độ đồ họa hiện tại:

envycontrol --query

Chuyển chế độ đồ họa hiện tại thành integrated (tắt nguồn Nvidia dGPU):

sudo envycontrol -s integrated

Chuyển chế độ đồ họa hiện tại thành nvidia (tự động cài đặt display manager)

sudo envycontrol -s nvidia

Chuyển chế độ đồ họa hiện tại thành nvidia và cài đặt SDDM display manager.

sudo envycontrol -s nvidia --dm sddm

Chuyển đổi cạc đồ hoa thông qua System Menu

Có một tiện ích mở rộng được gọi là GPU profile selector cho phép bạn chuyển đổi giữa các GPU thông qua menu hệ thống ở góc trên bên phải.

Đối với giai diện Gnome(Fedora/Ubuntu,...), chỉ cần mở liên kết này và sử dụng nút ON/OFF để cài đặt tiện ích mở rộng.

LƯU Ý: Tiện ích mở rộng này yêu cầu cài đặt Envy Control trước. Và, nếu bạn không thấy nút ON/OFF, hãy nhấp vào liên kết Click here to install browser extension để cài đặt tiện ích mở rộng trình duyệt và tải lại trang web.

Sau khi thực hiện chuyển đổi, bạn có thể xác minh nó bằng cách chạy một lệnh duy nhất trong terminal:

glxinfo | egrep "OpenGL vendor|OpenGL renderer"

Cài đặt ICC profile cho Linux

Cấu hình ICC (International Color Consortium) là tệp nhị phân chứa dữ liệu chính xác về các thuộc tính màu sắc của đầu vào hoặc thiết bị đầu ra (màn hình). Một hoặc nhiều hồ sơ có thể được áp dụng trên một hệ thống và các thiết bị của nó để tạo ra kết quả nhất quán và có thể lặp lại để chỉnh sửa và xuất bản đồ họa và tài liệu.

Nói nôm na, *.icc là file giúp cân bằng màu sắc của thiết bị, cụ thể là màn hình.

Tải 1 file icc, sau đó copy vào đường dẫn /usr/share/color/icc/colord. Ví dụ tải file icc cho màn hình Galax Vivance-01.

Các profile cho các màn hình khác có thể tham khảo ở đây.

Nếu bạn có gnome-color-manager hoặc colord-kde đã được cài đặt thì chỉ cần nhấn đôi vào profile *.icc và nhấn Import. Bạn có thể gán một profile mới cho một thiết bị màn hình đã tồn tại bằng cách vào System SettingsColor panel. Chọn màn hình muốn cài đặt profile, sau đó nhấn Add profile.

Chọn profile mong muốn, sau đó nhấn Add:

Hình ảnh đã chọn thành công.

Đường cong hiệu chỉnh cấu hình (profile calibration curves) sẽ được tải tự động khi đăng nhập hoặc có thể được tải cho tất cả người dùng khi khởi động nếu nhấp vào nút Set for all users.

Tham khảo

https://www.linuxcapable.com/how-to-install-nvidia-drivers-on-almalinux-9/#Optional_-_Enable_RPM_Fusion_TESTING_Branch

https://vi.linuxcapable.com/how-to-install-nvidia-drivers-on-fedora-36-linux/

https://linuxhint.com/install-nvidia-drivers-on-fedora-35/

https://developer.nvidia.com/cuda-downloads?target_os=Linux&target_arch=x86_64&Distribution=Fedora&target_version=35

https://linuxhint.com/check-version-update-fedora-linux-kernel/#:~:text=The%20best%20way%20to%20update,run%20the%20following%20DNF%20command

https://fostips.com/install-nvidia-driver-fedora-36/

linux-newbies-guide's People

Contributors

eliplam avatar

Stargazers

 avatar  avatar

Watchers

 avatar

Recommend Projects

  • React photo React

    A declarative, efficient, and flexible JavaScript library for building user interfaces.

  • Vue.js photo Vue.js

    🖖 Vue.js is a progressive, incrementally-adoptable JavaScript framework for building UI on the web.

  • Typescript photo Typescript

    TypeScript is a superset of JavaScript that compiles to clean JavaScript output.

  • TensorFlow photo TensorFlow

    An Open Source Machine Learning Framework for Everyone

  • Django photo Django

    The Web framework for perfectionists with deadlines.

  • D3 photo D3

    Bring data to life with SVG, Canvas and HTML. 📊📈🎉

Recommend Topics

  • javascript

    JavaScript (JS) is a lightweight interpreted programming language with first-class functions.

  • web

    Some thing interesting about web. New door for the world.

  • server

    A server is a program made to process requests and deliver data to clients.

  • Machine learning

    Machine learning is a way of modeling and interpreting data that allows a piece of software to respond intelligently.

  • Game

    Some thing interesting about game, make everyone happy.

Recommend Org

  • Facebook photo Facebook

    We are working to build community through open source technology. NB: members must have two-factor auth.

  • Microsoft photo Microsoft

    Open source projects and samples from Microsoft.

  • Google photo Google

    Google ❤️ Open Source for everyone.

  • D3 photo D3

    Data-Driven Documents codes.